Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI VỚI TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Thay đổi là không thể tránh khỏi với doanh nghiệp ở mọi quy mô như thay đổi về: chiến lược, độ ưu tiên các dự án, động lực đội ngũ, điều kiện kinh tế vĩ mô, tích hợp công nghệ mới, tác động của các đổi mới như trí tuệ nhân tạo và nhiều hơn nữa. Điều này khiến các nhà lãnh đạo choáng ngợp và lúng túng khi chưa được trang bị kĩ để đối mặt với các vấn đề này.

Hơn 70% các sáng kiến ​​thay đổi thất bại do sự phản đối của nhân viên và thiếu sự hỗ trợ của các cấp quản lý (McKinsey & Company).


Điều này tạo ra một vấn đề lớn cho các nhà lãnh đạo, những người phải tìm cách dẫn dắt nhân viên để thích ứng một cách chủ động và linh hoạt với những thay đổi của tổ chức và thị trường. Trong trường hợp tốt nhất, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động của sự bất ổn, học hỏi từ những thách thức khi chúng phát sinh và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội để truyền cảm hứng cho cả sự phát triển cá nhân và tập thể.

Thay đổi mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhưng nhà lãnh đạo cải thiện khả năng lãnh đạo của mình trong quá trình thay đổi doanh nghiệp như thế nào? Việc nâng cao trí tuệ cảm xúc trở thành lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, sau đây là ba cách nâng cao trí tuệ cảm xúc:

1. Giao tiếp trung thực (ngay cả trong trò chuyện căng thẳng)

Sai lầm phổ biến đối với lãnh đạo cấp cao là việc đưa ra các thay đổi mà không xem xét đầy đủ những tác động của nó đối với nhân viên trong toàn công ty. Theo một cuộc khảo sát của Gartner năm 2022, 75% các tổ chức đang sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống đối khi cuộc chuyển đổi. Muốn tạo dựng lòng tin với đội ngũ của bạn? Hãy ghi nhận tác và tạo ra một môi trường khuyến khích đối thoại cởi mở và phản hồi từ các bên liên quan bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng nhân viên sẽ trải nghiệm sự thay đổi khác nhau dựa trên vai trò của họ trong tổ chức, mức độ kiên cường cá nhân, sở thích cá nhân, và bất kỳ thách thức hiện có mà họ đang phải đối mặt.

Đó là lý do tại sao với tư cách là một nhà quản lý, điều quan trọng là phải theo dõi cách đội ngũ và xác định cách nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ họ tốt nhất. Hãy chủ động tạo các cuộc giao tiếp cởi mở về những thay đổi đang diễn ra thông qua cuộc họp nhóm hoặc một-một.

Các cuộc trò chuyện này có thể căng thẳng và thách thức với nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở này, nhà lãnh đạo có thể xây dựng lòng tin và an toàn tâm lý, và đảm bảo đội ngũ của bạn được hỗ trợ trong suốt quá trình thay đổi.

 

2. Nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng

Một tư duy tăng trưởng là nền tảng cho việc chấp nhận thay đổi, nhưng nhiều người trong chúng ta bị mắc kẹt trong “tư duy cố định”.

Nhà tâm lý học và giáo sư Stanford Carol Dweck đã nói về các thuật ngữ “tư duy cố định vs tư duy tăng trưởng” trong cuốn sách Mindset: The New Psychology of Success. Dweck chia sẻ rằng những người có tư duy cố định tin rằng phẩm chất, kỹ năng và trí thông minh của họ là những đặc điểm cố định không thể thay đổi. Tư duy tăng trưởng có nghĩa là bạn tin rằng kỹ năng và trí thông minh của mình có thể được cải thiện với kỷ luật và kiên trì.

Tự nhận thức có thể giúp xác định liệu bạn  và đội ngũ có tư duy cố định hay không. Thông thường, một tư duy cố định có thể dẫn đến sự cứng nhắc và không có khả năng đối phó với thay đổi vì bạn tin rằng bạn thiếu các kỹ năng cần thiết để cải thiện và thích ứng cách làm việc của mình.

Sự thay đổi tác động trực tiếp đến cách nhân viên sử dụng thời gian hàng ngày, tiềm ẩn nguy cơ mất động lực. Nếu đội ngũ của bạn được yêu cầu dành thời gian trong ngày làm việc cho dự án mới, họ muốn hiểu mục đích, tầm nhìn dài hạn và những kết quả mà dự án hướng đến trước khi thích ứng sự thay đổi đó.

3. Truyền động lực thông qua mục tiêu 

Hãy căn chỉnh mục tiêu bằng cách coi thay đổi như một dự án mới, tổ chức cuộc họp để chia sẻ về tác động, kết quả và tiềm năng phát triển mà thay đổi này mang lại cho sự nghiệp của đội ngũ. Để tránh bị cuốn vào những khó khăn không đáng kể, hãy đưa đội ngũ của bạn vào bức tranh tổng thể để khơi gợi động lực nội tại, giúp họ làm việc tốt nhất.

Xây dựng mục tiêu cũng sẽ khơi dậy động lực - một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quản lý sự thay đổi. Làm thế nào bạn có thể giúp đội ngũ của mình tham gia nhiều hơn? Xây dựng liên kết giữa công việc và mục tiêu của họ. Hiểu rõ động lực của từng thành viên trong nhóm. Điều gì thúc đẩy họ? Điểm mạnh và khả năng phát triển của họ là gì? Hãy xem xét cách bạn có thể hỗ trợ họ để duy trì "mục tiêu" và tham gia vào các dự án mà họ yêu thích, giữ nguồn năng lượng trôi chảy trong suốt quá trình chuyển đổi.

Thay đổi bản thân và đội ngũ để tiếp tục với tốc độ phát triển nhanh chóng, và nhà lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng các kỹ năng, tư duy và ảnh hưởng cần thiết để xây dựng nhóm linh hoạt và kiên cường cho những thay đổi phía trước.Trí tuệ cảm xúc cung cấp công cụ mạnh mẽ để hướng dẫn quá trình quản lý thay đổi và sử dụng nó như một cơ hội để xây dựng niềm tin và sự kiên cường trong đội ngũ của bạn.

 

 


"Lãnh Đạo Từ Bên Trong / Search Inside Yourself" (SIY) 
 là chương trình đào tạo danh tiếng thế giới; dựa trên nền tảng của 
Khoa học não bộ; Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness

được sinh ra tại Google và nay phổ biến khắp toàn cầu.


 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi