Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

3 CHIẾN THUẬT “MINDFULNESS” GIÚP CÔNG TY CỦA BẠN ĐỔI MỚI

Mindfulness là một trạng thái của tâm trí. Nó được định nghĩa là sự kết nối của tâm trí với thời điểm hiện tại, đồng thời, chấp nhận mà không phán xét những cảm xúc và suy nghĩ xảy ra khi đang ở trong khoảnh khắc Mindfulness

Trạng thái này của tâm trí cũng có thể áp dụng cho lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn biết dành không gian cho bản thân và những người khác để suy ngẫm và lắng nghe về các vấn đề đang diễn ra trong công ty. Họ có nhận thức về cách thể hiện như một nhà lãnh đạo. Khi một nhà lãnh biết suy nghĩ, bình tĩnh và chu đáo trong công việc, đội ngũ nhân viên của họ cũng hình thành nên những tư duy tích cực đó.

Dưới đây là 3 chiến thuật của mindfulness giúp thúc đẩy một tư duy đổi mới của toàn công ty.

1. Tạo tâm lý an toàn. 

Giáo sư Amy Edmondson của Trường Harvard định nghĩa an toàn tâm lý là văn hóa nhóm, trong đó mọi người đều cảm thấy an toàn khi chấp nhận rủi ro. Nhưng văn hóa đó trông như thế nào?


Khi Google bắt đầu nghiên cứu các nhóm có hiệu suất cao nhất, họ đã phát hiện ra rằng trong các nhóm này, mọi người đều hiểu nhau khi làm việc. Họ có "độ nhạy cảm xã hội cao", điều đó có nghĩa là họ nhạy cảm với giọng nói, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của đồng nghiệp và sử dụng thông tin phi ngôn ngữ này để thực sự hiểu cảm giác của các thành viên trong nhóm.

Chính trong văn hóa này, mọi người cảm thấy an toàn nhất để thể hiện bản thân, linh hoạt sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro dẫn đến sự đổi mới. Dưới góc độ là người đứng đầu công ty, các nhà lãnh đạo cần nhận thức rõ và tạo ra một môi trường làm việc “an toàn tâm lý” cho nhân viên.  

2.  Sử dụng “nhà môi giới” văn hóa. 

Hầu hết các công ty đều biết rằng các nhóm đa dạng mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Nhưng điều mà nhiều công ty không biết là làm thế nào để tạo điều kiện và quản lý các chuẩn mực mâu thuẫn, thông tin sai lệch và các giả định sai lầm có thể phát sinh trong các nhóm khác nhau. Đây là nơi để khái niệm “môi giới văn hóa” xuất hiện.


Giáo sư INSEAD Sujin Jang định nghĩa môi giới văn hóa là hành động tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa các bên từ các nền văn hóa khác nhau. Một người hoạt động như một nhà môi giới văn hóa đóng vai trò là cầu nối giữa các nhóm có văn hóa khác nhau.

Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn nhận thức được nhu cầu của một nhóm đa dạng, và chính họ sẽ là “nhà môi giới” văn hóa cho các nhóm. Khi các nhóm có thể làm việc thông qua sự khác biệt về văn hóa, họ làm việc hiệu quả và hài hòa hơn, sự đổi mới phát triển mạnh trong những điều kiện đó.  

3.  Hòa nhập giữa công việc và cuộc sống

Các chuyên gia đã bắt đầu nhận ra rằng lý tưởng cân bằng giữ cuộc sống và công việc là không thực tế, đặc biệt đối với những người thích sự linh hoạt, tích hợp giữa cuộc sống và công việc, ví dụ họ có thể không ngại trả lời email lúc 8 giờ tối và làm việc bất cứ khi nào. Sự hòa nhập giữa cuộc sống và công việc đã bắt đầu xuất hiện như những lý tưởng mới.

Một người thực hành Mindfulness chấp nhận lý tưởng mới này. Họ hiểu nhu cầu cá nhân và những nỗ lực để tìm sự hài hòa giữa cuộc sống và công việc của họ. Khi họ cảm thấy tự tin rằng họ đáp ứng được nhu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân, chính điều đó sẽ họ làm việc hiệu quả hơn, góp phần vào một tư duy đổi mới.

Theo INC.com 

 

 

SEARCH INSIDE YOURSELF


Chương trình đào tạo “Lãnh đạo tỉnh thức” nổi tiếng thế giới
dựa trên nền tảng của khoa học não bộ, trí tuệ cảm xúc và thực hành Mindfulness,
được sinh ra tại Google, phổ biến khắp toàn cầu và nay đã có mặt tại Việt Nam.
Chương trình được học trong 02 ngày 13 & 14/12/2019 tại TP.HCM.


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi