Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

GOOGLE QUẢN TRỊ CĂNG THẲNG VÀ XUNG ĐỘT BẰNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC NHƯ THẾ NÀO?

Giờ đây thế giới không thể trở lại trạng thai "bình thường", và con người đang trải qua sự thay đổi rõ rệt trong công việc của họ. Kỷ nguyên công việc mới này mang đến cho tất cả chúng ta một cơ hội trở nên tốt hơn trước. Một số người lãnh đạo tài ba đã duy trì hiệu quả và truyền cảm hứng cho nhân viên họ trong suốt quá trình này bằng cách chuyển sang một cách phối hợp làm việc mới. Tuy nhiên, tình trạng căng thảng và thiếu động lực cũng đang diễn ra làm hàng ngàn nhân viên, quản lý quyết định từ chức. Theo báo cáo Tình trạng nơi làm việc toàn cầu năm 2021 của Gallup, 80% nhân viên trên toàn thế giới không có động lực và kết nối yếu với nơi làm việc của mình. Sự độgn lực và sự tham gia tích cực là quan trọng để đạt được các mục tiêu của tổ chức - theo Hội đồng lãnh đạo doanh nghiệp, sự tham gia của công việc cải thiện hiệu suất của nhân viên chiếm đến 20 phần trăm việc hoàn thành mục tiêu.

 

Điều cản trở khả năng làm việc tốt với người khác của chúng ta là suy nghĩ, cảm xúc và thành kiến của chính chúng ta

May mắn thay, các nhà nghiên cứu đã xác định được các yếu tố cốt lõi để hỗ trợ sự tham gia của nhân viên. Nghiên cứu năm 2015 đã xem xét hơn 300 nhân viên từ Hoa Kỳ và Úc và thấy rằng trí tuệ cảm xúc cao hơn có liên quan đáng kể đến sự tham gia công việc cao hơn. Từ một nghiên cứu riêng biệt về đội ngũ: "Các kết quả nghiên cứu chứng minh rằng mức độ của trí tuệ cảm xúc của các thành viên trong nhóm càng cao, hiệu suất làm việc sẽ càng cao hơn." Ngay cả trong bối cảnh mới này, trí tuệ cảm xúc là nền tảng quan trọng để phát triển mạnh mẽ sự tin tưởng và hạnh phúc nơi làm việc.

Trí tuệ cảm xúc giúp xây dựng một đội ngũ bền vững, hiệu suất cao như thế nào?

Google đã thực hiện một nghiên cứu về đề tài này vào năm 2016 với Dự án Aristotle của họ. Sau một nghiên cứu kéo dài một năm trên 180 nhóm nội bộ, các nhà nghiên cứu đã xác định những yếu tố chính góp phần vào hiệu quả của nhóm. Kết quả cho thấy các kỹ năng, trình độ, giới tính hoặc quốc tịch không là là yếu tố chính quyết định thành công của đội ngũ. Thay vào đó, yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thành công của đội ngũ là tâm lý vững vàng. Như nhà khoa học tổ chức Harvard Amy Edmonson mô tả, tâm lý vững vàng là "một niềm tin chung được tổ chức bởi các thành viên của một nhóm rằng họ  chấp nhận rủi ro giữa các cá nhân." Trong môi trường này, các thành viên trong nhóm cảm thấy có đủ tâm lý vững vàng để không bị tổn thương và  chấp nhận rủi ro. Vậy, trí tuệ cảm xúc có liên quan gì đến tâm lý vững vàng?

Trí tuệ cảm xúc bao gồm bộ kỹ năng bao gồm cả khả năng hiểu và quản lý hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, cũng như khả năng tương tác khéo léo và tha thứ với người khác. Cả hai lĩnh vực này đều cần thiết để tạo ra sự an toàn tâm lý trong các đội ngũ. 

Chúng ta hãy khám phá một số ví dụ về những gì có thể cản trở việc tạo ra sự vững vàng tâm lý trong một nhóm để hiểu trí tuệ cảm xúc có thể giúp ích như thế nào.

 

  • Nhà lãnh đạo thường xuyên không chấp nhận bạn phạm sai lầm. Kết quả →: Nhà lãnh đạo có thể sẽ ít có khả năng chấp nhận rủi ro, ngăn chặn sự sáng tạo của nhân viên và cản trở sự đổi mới nhóm. 
  • Nhân viên của bạn cảm thấy bị cô lập vì bạn là thiểu số trong nhóm (dựa trên giới tính, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, v.v.), và các đồng nghiệp của bạn không chào đón và tôn trọng sự riêng biệt của bạn. Kết quả →: Bạn ít có khả năng sống với chính con người thật của mình hoặc cố gắng hòa nhập với nhóm. Sự đa dạng về nguồn gốc và ý tướng là một thế mạnh để có một đội ngũ hiệu quả. 
  • Mỗi khi bạn có những ý tưởng mới, một trong những thành viên trong nhóm gạt tất cả các ý tưởng của bạn sang một bên. Kết quả →: Bạn ít có cơ hội chia sẻ ý tưởng của mình và nói lên ý kiến của mình, và cả nhóm sẽ bỏ lỡ một ý tưởng tuyệt vời. Cảm thấy không được đánh giá cao, nhân viên của bạn có thể tìm kiếm việc làm ở nơi khác. 
  • Nhân viên bạn có xu hướng tránh né xung đột và bàn luận trong đội ngũ. Kết quả →: Điều này duy trì sự thiếu tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm, với một số chủ động tránh xung đột và đưa ra quan điểm khác biệt bằng cách từ chối tham gia với các thành viên khác, cản trở sự tiến bộ.

 

Điều thường cản trở khả năng làm việc tốt với người khác của chúng ta là suy nghĩ, cảm xúc, ảnh hưởng và thành kiến của chính chúng ta, và những thành kiến của chúng ta thường tinh tế đến mức dễ dàng phủ nhận sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, tất cả những thành kiến này sẽ ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng, sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp, đối xử với các thành viên trong nhóm. Với khả năng tự nhận thức, nhà lãnh đạo sẽ nhận ra suy nghĩ, cảm xúc và thành kiến của mình ảnh hưởng đến công việc và sự gắn kết của các thành viên trong nhóm như thế nào.

Khi nói đến việc trực tiếp quản lý thử thách với người khác, các nhóm thông minh về cảm xúc không né tránh những cảm xúc khó khăn có thể phát sinh trong xung đột. Các nhóm đã tăng cường kỹ năng tự nhận thức và tự quản lý có khả năng nhận thấy cảm xúc và thể hiện nó một cách lành mạnh, đồng thời điều chỉnh phản ứng căng thẳng của họ. Nuôi dưỡng sự đồng cảm có vẻ như là một ý tưởng trừu tượng, nhưng các công cụ hữu ích như thực hành đã nghiên cứu mà chúng tôi dạy trong các chương trình của chúng tôi có thể phát triển khả năng đồng cảm của bạn. Biến những xung đột và các cuộc trò chuyện khó khăn trở thành mảnh đất màu mỡ để vun trồng cho hạt giống của niềm tin, kết nối và tinh thần vững vàng. Vậy nhóm của tôi có thể làm gì ngay bây giờ để tăng sự an toàn tâm lý?

1. Thực hành chánh niệm của bạn

Thực hành chánh niệm là nền tảng để phát triển trí tuệ cảm xúc. Phương pháp này giúp bạn nuôi dưỡng một thái độ tò mò và cởi mở, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo giải quyết các cuộc xung đột và thách thức trong nhóm. Khi càng thực hành chánh niệm, sự tự nhận thức của bạn càng trở nên phát triển. Như đã chia sẻ ở trên, sự tự nhận thức có thể giúp nhà lãnh đạo xác định cách suy nghĩ, hành vi và hành động của mình ảnh hưởng như thế nào đến người khác và sự năng động của đội ngũ. Hãy thử một thực hành hướng dẫn ngắn ngay trong hôm nay.

2. Thực hiện lòng biết ơn

Tại SIYLI, chúng tôi thực hiện lòng biết ơn trước khi bắt đầu các cuộc họp. Đây là thời điểm mà bất cứ ai cũng có thể giơ tay và dành một chút thời gian để chia sẻ lòng biết ơn của họ với người khác trong nhóm, cách họ đã giúp đỡ các  thành viên khác, một việc ý nghĩa họ hoàn thành hoặc chỉ đơn giản là đánh giá cao cách họ mang lại niềm vui cho mọi người trong nhóm.

3. Xác định hoặc thiết lập lại các chỉ tiêu

Tổ chức cuộc họp đánh dấu một sự chuyển đổi trong nhóm (chẳng hạn như chào đón một nhân viên mới) bằng cách viết ra chỉ tiêu, văn hóa chung của nhóm. Chỉ tiêu này bao gồm tầm nhìn, yêu cầu về 'chuẩn mực' hoạt động như thế nào. Hãy để đây là một trải nghiệm sáng tạo để mỗi thành viên trong nhóm cảm thấy họ là một phần của quá trình hợp tác này, đảm bảo nhu cầu và hy vọng của họ được chia sẻ. Đây có thể là một thời điểm tuyệt vời để nhắc nhở các thành viên trong nhóm về các phương pháp liên lạc ưa thích, nhắc lại tầm quan trọng của việc chào đón tất cả các ý tưởng (ngay cả những ý tưởng táo bạo) trong quá trình sáng tạo.

Điều tuyệt vời về kiến tạo tinh thần vững chãi là nhà lãnh đạo đang quan tâm và chăm sóc các nhu cầu của thành viên trong nhóm và hỗ trợ sức khỏe của của họ để tăng hiệu suất và hiệu quả cùng một lúc. Tạo ra tâm lý vững vàng trong nhóm của bạn bằng cách thực hiện các thực hành ngay bây giờ, nhà lãnh đạo sẽ đặt nền tảng quan trọng để kiến tạo một môi trường đội ngũ phát triển mạnh. 

Nguồn: SIYLI.org

 

"Lãnh Đạo Từ Bên Trong / Search Inside Yourself" (SIY) 
 là chương trình đào tạo danh tiếng thế giới; dựa trên nền tảng của 
Khoa học não bộ; Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness

được sinh ra tại Google và nay phổ biến khắp toàn cầu.

 

 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi