Ngày này, Mindfulness đang dần trở thành một phương pháp phát triển năng lực hiệu quả tại các doanh nghiệp lớn. Tại tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng AETNA: “Với mỗi nhân viên chịu nhiều căng thẳng thì công ty phải chi thêm 2,000$ mỗi năm cho chăm sóc sức khỏe khi so sánh với đồng nghiệp ít chịu nhiều căng thẳng hơn”. Chi phí chăm sóc sức khỏe tại Aetna – với hơn 90 triệu $ mỗi năm – sẽ giảm sau khi họ mang các khóa học Mindfulness về với tổ chức.
Sau khi các chương trình về Mindfulness được đẩy mạnh, chi phí chăm sóc sức khỏe giảm 7%. (bằng với 6.3 triệu $ trong tổng thu nhập ròng, một phần được đầu tư vào các khóa huấn luyện về Mindfulness). AETNA tính toán rằng lợi nhuận tăng 3,000$ cho mỗi nhân viên, bằng với tỉ lệ đầu tư với biên độ lợi nhuận 1-11.
Nghiên cứu trên chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về lợi ích của các chương trình huấn luyện về Mindfulness mang lại, và tất nhiên các lợi ích đó đều có thể định lượng được. Vậy Mindfulness là gì, và nó mang lại lợi ích gì?
Mindfulness (Tỉnh thức) là gì?
Mindfulness (Tỉnh thức) trong tâm lý học hiện đại; Chánh niệm trong phật học; “Tồn-tại-ở-đó” (dasein, being-in-the-world) trong chủ nghĩa hiện sinh – triết học thế kỷ 20 của triết gia Martin Heideger; Thực chất cả ba khái niệm này có chung ý nghĩa: “Đặt sự quan tâm chính là bản thân mình trong sự tồn tại của mình. Ví dụ khi chúng ta thở, chúng ta ý thức, quan tâm được việc thở tại giây phút này khi tồn tại trong cuộc sống này”.
Lợi ích của Mindfulness (Tỉnh thức)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm nhiều việc cùng một lúc cực kỳ có hại đến khả năng tập trung của chúng ta.
Jon Kabat-Zinn - CEO của trung tâm Center Of Mindfulness tại Đại học Y khoa Massachusetts đã chia sẻ rằng: “Sự tập trung là nền tảng cơ bản của thực hành tỉnh thức. Khả năng tỉnh thức của bạn chỉ mạnh mẽ khi khả năng tĩnh lặng và lắng đọng của tâm trí cũng mạnh mẽ tương đương như vậy. Nếu ví khả năng tỉnh thức như một mặt hồ, thì khi thiếu vắng sự tĩnh lặng cần thiết ấy, mặt hồ sẽ có những gợn sóng và bụi cát làm chúng ta không thể cảm nhận mọi thứ rõ ràng và chính xác được.”
Khi chúng ta cảm thấy tâm trí bắt đầu chạy đi tìm điều gì khác, cố gắng dùng ý thức để gạt bỏ mọi suy nghĩ và tập trung trở lại với nhiệm vụ trước mắt.
Một trong những cách hiệu quả nhất mà Jon Kabat-Zinn từng sử dụng là tắt hết thông báo của thiết bị di động và các trang mạng xã hội. Đây cũng là cách khởi đầu khá tốt trên hành trình loại bỏ hết những thứ vô ích gây sao nhãng có thể làm bạn mất tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Bằng cách tắt hết các thông báo, bạn chiếm lại quyền tự chủ trong việc muốn không muốn phản hồi đối với những người liên hệ mình.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Rochester đã khám phá ra rằng thực hành tỉnh thức có thể được xem là cách giúp tăng cường khả năng chú tâm đến hoặc nhận biết được những trải nghiệm ở hiện tại hoặc có mặt ngay bây giờ, ở đây.
Cụ thể hơn, “Tính chất đặc trưng của khả năng tỉnh thức được miêu tả như cách giúp mở ra khả năng nhận biết và chú tâm đến mọi thứ xung quanh.” Đây là trạng thái của tâm trí giúp “nhìn nhận sự việc dưới một góc độ khác” (reperceiving), một khái niệm ám chỉ mỗi cá nhân có thể đánh giá trải nghiệm xảy ra như một người thứ ba với lập trường khách quan hơn, tách biệt so với khi họ trải nghiệm trực tiếp sự việc.
Những nhà nghiên cứu về Mindfulness đã chỉ ra: “Thay vì bị nhấn chìm trong kịch tính với câu chuyện của cuộc đời mình, chúng ta chỉ đơn giản là lùi lại và nhìn nhận nó dưới một góc độ khác.”
Mỗi ngày, hãy dành ra vài khoảnh khắc để lùi lại và nhìn nhận cuộc đời một cách khách quan nhất, tập trung vào bức tranh toàn cảnh thay vì những chi tiết nhỏ.
Theo INC.com
Là chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY |