Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

MINDFULNESS CÓ THỂ THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Trước đây, đa phần chúng ta đều nghĩ bộ não luôn là một thứ mang tính chất cố định – nghĩa là sau một khoảng thời gian khá lâu, bộ não vẫn giữ nguyên trạng thái như trước và chúng ta không thể cải thiện những phần yếu kém còn lại của bộ não.

Tuy nhiên, tiến lên thêm một hoặc hai thập kỷ gần đây thì chúng ta mới bắt đầu thấy điều ngược lại hoàn toàn: bộ não được thiết kế để thích nghi liên tục. Nhà khoa học thần kinh nổi tiếng thế giới Richie Davidson thuộc trung tâm nghiên cứu về sức khỏe tinh thần tại đại học Wisconsin-Madison (CIHM) , cùng các đồng nghiệp, muốn chúng ta nắm rõ ba điều là:

  • Bạn có thể huấn luyện bộ não thay đổi
  • Sự thay đổi có thể cân đo đong đếm được, và
  • Những cách suy nghĩ mới có thể thay đổi bộ não theo chiều hướng tốt hơn.

Thật khó để có thể nói rõ cho bạn hiểu làm thế nào mà cơ chế này hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hành Mindfulness cũng giống như uống một viên thuốc hay cách chúng ta chữa trị một chứng bệnh nào đó vậy, nó hòa vào tĩnh mạch, đi xuyên qua hàng rào máu não để có tác dụng tức thì lên các giác quan, hoặc làm ta tạm thời mất đi cảm giác đau đớn.

Để đạt được đời sống hạnh phúc và thân tâm an lạc thì ta cũng phải luyện tập, y như cách chúng ta tập chơi piano ngay từ những nốt đầu tiên vậy. Davidson nói rằng bộ não thay đổi liên tục trong suốt vòng đời của nó. Và ông nghĩ đấy là tin tốt:

“Chúng ta có thể chủ động đẽo gọt bộ não theo ý mình bằng cách sử dụng khả năng mềm dẻo của nó. Ví dụ, bằng cách tập trung vào những suy nghĩ lành mạnh, và định hướng sự chú ý của mình, chúng ta có thể ảnh hướng tính mềm dẻo của não và phát triển nó theo hướng mang lại lợi ích. Điều đó dẫn đến kết luận không thể tránh khỏi rằng những phẩm chất như tình yêu thương hay thân tâm an lạc tốt nhất nên được xem là những kỹ năng có thể học được thay vì chỉ là khả năng bẩm sinh.”


Dựa trên nghiên cứu gần đây, Davidson đã chia sẻ 04 cách mà bộ não có thể phát triển khi chúng ta thực hành Mindfulness.

1. Tăng cường chất xám/độ dày vỏ não trong những khu vực sau:

  • Vùng Vành Cung Vỏ Não Trước Trán (Anterior Cingulate Cortex): Tăng cường chất xám ở vùng vỏ não trước trán (ACC), có vị trí ở phía sau thùy trán. Đây là khu vực chịu trách nhiệm cho chức năng tự kiểu soát bản thân, bao gồm giám sát xung đột tinh thần và cho phép ta có thể linh hoạt hơn trong nhận thức.
  • Vùng Vỏ Não Trước Trán (Prefrontal Cortex): Quá trình tăng cường mật độ chất xám cũng được phát hiện ở thùy thái dương, nơi chịu trách nhiệm chính cho chức năng điều hành cao cấp như lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc.
  • Hồi Hải Mã (Hippocampus): Tăng cường độ dày của vỏ não ở hồi hải mã. Hồi hải mã là một phần thuộc Hệ Viền (Limbic System) điều hành khả năng học tập và trí nhớ, cực kỳ nhạy cảm với stress cùng các rối loạn liên quan đến stress như trầm cảm hoặc rối loạn sau sang chấn (PTSD).

2. Giảm Kích Thước Của Hạch Hạnh Nhân

Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạch hạnh nhân – hay còn được biết đến như trung tâm kiểm soát chức năng “đánh hay chạy” và cũng là nơi chứa những cảm xúc sợ hãi lo lắng – có tế bào não bị giảm thể tích đáng kể sau khi thực hành Mindfulness

3. Giảm bớt hoặc tăng cường chức năng ở một số mạng lưới/liên kết

Không chỉ có vùng hạch hạnh nhân là bị co lại sau khi hành Mindfulness, mà mối liên kết giữa hạch hạnh nhân và vùng vỏ não trước trán cũng bị yếu dần đi. Điều này dẫn đến việc ta sẽ ít phản ứng hơn, đồng thời cũng mở đường cho những liên kết có liên quan đến các chứng năng cao cấp hơn của não được tăng cường (ví dụ: khả năng chú tâm, sự tập trung).

4. Giảm hoạt động ở vùng não chịu trách nhiệm cho cái “tôi”

Thực hành Mindfulness cũng cho ta kết quả làm giảm thiểu sự hoạt động và phá vỡ “cơ chế mạng mặc định” (Default Mode Network – DMN). Chế độ mạng mặc định được kích hoạt khi tâm trí chúng ta bị mất phương hướng, và nó nhảy liên tục từ ý nghĩ này đến ý nghĩ kia, một dạng phản ứng rất giống với “trầm tư” và thường không tốt cho sức khỏe tinh thần của con người.

Tác động của Mindfulness lên hệ thần kinh của chúng ta được hình thành không phải ngay lập tức mà theo thói quen hằng ngày: một cách từ từ, chậm rãi và ta nhận biết tốt hơn về tình trạng thực tế của bản thân, cùng khả năng có thể dừng lại lúc cần thiết, lùi một bước và ra quyết định thấu đáo, nhận biết tốt hơn, chấp nhận, ít phán xét và ít phản ứng hơn.

Theo Mindful.org

 


Là chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực
 “Lãnh Đạo Tỉnh Thức / Mindful Leadership”; dựa trên nền tảng
 của Khoa học não bộ, Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness;
được sinh ra tại Google, phổ biến khắp toàn cầu và nay đã có mặt tại Việt Nam.

 Chương trình được học trong 02 ngày 27 & 28/03/2020 tại TP.HCM

 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2025
Kết nối với chúng tôi