Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

RÈN LUYỆN TÂM TRÍ ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN

Những thử thách trong công việc có thể rút cạn năng lượng của chúng ta và tạo ra sự căng thẳng. Để cải thiện tình trạng này, Tara Healey - Giám đốc Chương trình tại tổ chức y tế Harvard Pilgrim Health Care, đã gợi ý bốn phương pháp giúp quy trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. 

Những sự cạnh tranh nơi công sở, những người đứng đầu độc tài hay những cảm xúc “nắng mưa” của đồng nghiệp, cùng với sự thay đổi và cập nhật liên tục của công nghệ, kết hợp với một nền kinh tế bất ổn và thị trường việc làm đầy biến động khiến chúng ta mất phương hướng, mặc cho những kỳ vọng không ngừng phát triển. Chúng ta có quá nhiều thứ để làm, nhưng lại có quá ít thời gian để thực hiện. Kéo theo đó, thời gian nghỉ ngơi cũng trở nên hạn hẹp. 

Dù làm việc trong môi trường truyền thống hay tiến bộ, làm việc độc lập hay trong tổ chức, bạn vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách trong công việc. Chúng ta sẽ quan tâm đến mức thu nhập nhận được từ công việc hay chúng ta sẽ thức dậy và làm việc bởi vì khao khát đóng góp vào những điều tốt đẹp hơn? Dù là theo cách nào, chúng ta đều không thể “quay lưng” với công việc, mà phải lựa chọn đắm mình vào những thách thức nơi làm việc. Trong khi một vài người đang thành công và cảm thấy hài lòng, thì rất nhiều người trong số chúng ta lại không hề hạnh phúc với những thách thức và công việc của chính mình. Chúng ta cảm thấy căng thẳng và hoàn toàn bối rối với rất nhiều vấn đề. Điều này không những gây trở ngại cho chúng ta, mà còn khiến đồng nghiệp cảm thấy khó khăn trong quá trình làm việc cùng nhau. Vậy nếu muốn cải thiện điều này thì chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Đó là hãy bắt đầu từ tâm thức. Hãy luôn đặt câu hỏi cho chính mình: Đặc tính tâm trí tôi khi làm việc là gì? Cái gì xảy ra trong tâm trí tôi khi giờ làm việc trôi qua từ ngày này sang ngày khác? Tâm trí của tôi có đang làm việc hiệu quả hay không? 

Tâm trí ẩn chứa rất nhiều tài nguyên và khả năng chưa được khai phá về sự sáng tạo, sự tử tế, lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu và trí tuệ. Tâm trí được ví như “nhà kho” chứa đựng những nỗ lực và năng lượng to lớn. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang đến những phiền toái nếu chưa thật sự được khai phá. Có những lúc chúng ta muốn “tắt” sự hoạt động của tâm trí vì một lý do nào đó, nhưng thực tế chúng ta không thể thực hiện điều đó. Thay vì thế, tại sao không tận dụng tối đa nó và đặt nó vào tình trạng tốt nhất? Và thông qua sự tỉnh thức (mindfulness), chúng ta có thể rèn luyện tâm trí để đạt được những điều tốt đẹp hơn trong công việc. 

Bằng cách rèn luyện sự tập trung khoảnh khắc hiện tại, mindfulness có thể giúp chúng ta định hình hành vi hoặc thoát ra khỏi sự rập khuôn nhàm chán. Đây chỉ là một vài gợi ý trong việc làm thế nào để ứng dụng mindfulness vào nơi làm việc. Mindfulness không chỉ đơn giản là giải tỏa căng thẳng, nó có thể tạo ra một sự thay đổi thật sự trong cách chúng ta làm việc. 

 1. Giữ một tư duy mở 

Chúng ta có chắc đã thật sự nhìn nhận đúng về bản chất của một sự vật hiện tượng, hay chỉ là những kinh nghiệm được chắt lọc thông qua suy nghĩ và nhận thức cá nhân? Trước khi vội vàng đánh giá, hãy giữ một góc nhìn sáng suốt. 

Phần lớn những đau khổ,  khó chịu tại nơi làm việc và kể cả những nơi khác đều xuất phát từ ý tưởng, ý kiến và tầm nhìn cá nhân. Mỗi người đều sẽ tự phát triển bộ máy nhận thức khác nhau, nhưng nhìn chúng nó đều phục vụ tốt cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc răm rắp tuân theo bộ máy ấy sẽ trở thành gánh nặng trong trường hợp chúng ta phải “vật lộn” với những điều kịch tính hơn hay các điều vụn vặt của cuộc sống mà chưa có kinh nghiệm trải qua. Và đây cũng chính là một “lời mời” đến sự đau khổ của cuộc sống. 

Sự đau khổ của cuộc sống là khi chúng ta tin những điều không chắc chắn là chắc chắn, khi ai đó không hành động theo ý muốn của chúng ta, khi không có được thứ chúng ta ao ước hoặc khi có được thứ chúng ta không hề muốn. Nơi làm việc – đại diện thu nhỏ của cuộc sống, là nơi đầy rẫy những cơ hội bước vào sự đau khổ. Do đó, những gì chúng ta cần làm là khám phá rằng sự đau khổ có phải xuất phát từ nơi làm việc hay từ cách chúng ta nhận thức về những thử thách trong công việc. 

Tâm trí sẽ cố gắng giải quyết mọi tình huống theo cách nhận thức quen thuộc và phản ứng với sự đau khổ khi gặp phải sự kháng cự. Kể về trải nghiệm của mình, Tara Healey chia sẻ rằng: “Nhiều năm trước, tôi đã vô cùng nổi giận với một đồng nghiệp vì cô ấy luôn làm những điều tôi thấy không đúng. Tôi đã tự nghĩ rằng: “Nếu cô ta làm việc theo cách của tôi thì có lẽ chúng tôi đều cảm thấy vui vẻ và năng suất hơn”. Suy nghĩ này diễn ra mỗi ngày và thậm chí là mỗi giờ vào thời điểm ấy”. 

Tôi đã luôn tìm kiếm sự thoải mái trong suy nghĩ quen thuộc, mong đợi và khao khát để đồng nghiệp hành động chính xác theo nhu cầu của tôi. Tuy nhiên, ngay khi hiểu tường tận về sự nhận thức, tôi đã thay đổi và nhận ra mình hoàn toàn có thể lựa chọn cách cảm nhận khác về cô ấy.. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi đã không còn cần người đồng nghiệp ấy phải thay đổi nữa, bởi vì tôi đã thay đổi suy nghĩ của chính mình.” 

Cởi mở đón nhận cái mới từ người khác đã khó, cởi mở với chính bản thân mình còn khó hơn. Vì thế, hãy nghiêm túc rèn luyện tâm trí bằng việc duy trì sự tò mò, chú ý và tiếp thu mọi thứ xung quanh. 

Rèn luyện tâm trí để làm việc hiệu quả hơn

Bất cứ khi nào bạn nhận ra bản thân đang chìm đắm trong những “lối mòn” suy nghĩ, hãy dừng lại và kiểm tra xem liệu điều gì đang diễn ra với chính bản thân và tâm trí. Hãy chú ý đến cảm giác vật lý của cơ thể; đến những cảm xúc đã và đang nảy nở; đến những câu chuyện khiến cơ thể căng thẳng và gia tăng cảm xúc. Và điều quan trọng nhất chính là không chê bai bản thân vì rơi vào những mô hình nhận thức cũ và vô ích. Cùng với đó, hãy nhận biết những dấu hiệu từ cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn để chấp nhận và đưa ra quyết định nhằm kiểm soát chúng thay vì bị chúng kiểm soát. 

2. Học cách phản hồi có ý thức thay vì phản ứng vô thức

Các mô hình nhận thức cứng nhắc thật sự quá hạn chế trong việc hoàn thiện tâm trí và cũng sẽ vắt kiệt cuộc sống của chúng ta. Mỗi người đều sẽ có viễn cảnh lý tưởng riêng để đáp ứng những mong đợi. Và khi những mong đợi xuất hiện, chúng sẽ là nền tảng khuấy động sự ghen tức, sự nổi giận, sự phòng thủ, tranh đấu vô thức hoặc “nung nấu” những khả năng nguy hại khác. Sau đó, chúng ta sẽ có xu hướng nói hoặc làm những điều gây tổn thương và có thể hối tiếc về sau. Đó được xem là hành động phản ứng vô thức. 

Ngược lại, khi dừng lại để kiểm tra cách phản ứng với các tình huống, chúng ta sẽ tạo ra không gian và thời gian để hình thành những phản ứng sáng tạo và linh hoạt. Cuối cùng, nhận thức tỉnh thức sẽ thấm nhuần vào tâm trí khi chúng ta xây dựng thói quen cân nhắc những phản hồi có ý thức trong mọi tình huống. 

Hãy thử lấy một ví dụ về việc bạn đã và đang làm việc hết sức cùng một đồng nghiệp trong dự án nào đó. Sau quá trình làm việc không mệt mỏi, cuối cùng cũng thu được “quả ngọt” chính là sự thành công của dự án. Tuy nhiên, người đồng nghiệp kia lại giành lấy mọi khoản tiền thưởng. Và đây là thời điểm quyết định bạn sẽ là người kiểm soát các hành vi phản ứng của mình trong tình huống này hay sẽ theo một cách khác mà đến bạn cũng chưa thể biết được. 

Nếu muốn kiểm soát những phản ứng của bản thân, đầu tiên bạn phải nhận thức được những tác động dù là nhỏ nhất trong bạn. Hãy tự tách mình ra khỏi bản thân vừa đủ để cho phép bạn đánh giá, phản ứng có kiểm soát cũng như hiểu được sự vận hành của cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ. 

Chỉ cần tách biệt những điều xảy ra từ phản ứng của bạn với những gì đang xảy ra ở thực tại, chắc chắn bạn sẽ ngăn mình bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ “lối mòn” và chứng minh bản thân có thể vượt qua nó. 

Trở lại ví dụ trong, việc tự xem xét tâm thức không đồng nghĩa rằng bạn phải cho phép đồng nghiệp chiếm lấy mọi số tiền thưởng, phần thưởng trên công sức của bạn. Mục tiêu của sự xem xét này chính là bạn có thể phản hồi mọi tình huống trong cuộc sống theo một cách mới và giải phóng các mô hình phản ứng cũ kỹ trong bạn. 

3. Hãy nhớ rằng, những suy nghĩ chưa hẳn chính xác

Thay vì bị dẫn dắt bởi kinh nghiệm bản thân, bạn hãy luôn thực hành việc tự đối mặt với những trải nghiệm mới . Điều này không chỉ hữu ích cho các trường hợp mang tính cảm xúc, mà còn hiệu quả trong rất nhiều trường hợp khác nếu không muốn “sai một li đi một dặm”. 

Hãy tự hỏi rằng bạn đã từng có những thái độ đánh giá thấp hoặc cho là không quan trọng về những nhiệm vụ được giao hay chưa? Hay bạn từng cảm nhận rằng không thể nghĩ khác đi vì bạn đã quen với những suy nghĩ theo kinh nghiệm của mình? 

Hãy suy nghĩ và tưởng tượng kể cả những tình huống nhỏ nhất, ví dụ như nghe điện thoại chẳng hạn. 

Hãy phát triển khả năng tự ý thức trong mọi hành động của mình, dù là từ những thói quen nhỏ nhất, đó cũng chính là cách giúp bạn dễ dàng đánh giá được những thói quen lớn hơn để thay đổi chúng. Từ đó, bạn có thể nhìn nhận mọi hành động mỗi ngày của mình và tương tác theo những cách mới mẻ. 

Càng hiểu về tâm trí của mình, bạn sẽ càng dễ dàng thấu hiểu tâm trí của người khác. Cùng với đó, bạn muốn hiểu được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì bạn phải hiểu tường tận ngôn ngữ cơ thể của chính mình. Mindfulness không phải là quả cầu pha lê cho bạn nhìn thấu mọi thứ, mà chỉ đơn giản giúp bạn thấu cảm nhiều hơn, biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu trực quan hơn. Mindfulness cũng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa bạn và mọi người xung quanh, hỗ trợ bạn xây dựng các mối quan hệ. Nếu bạn giữ một tâm trí luôn tò mò về mọi thứ, thì mọi hành động, phản ứng, tương tác và mối quan hệ sẽ luôn thú vị và hiệu quả. Bạn hoàn toàn sẽ thay đổi cảm xúc theo cách suy nghĩ từ “Ồ, đây là John, quản lý của tôi – tôi cá là anh ta lại bắt tôi thay đổi, chỉnh sửa tiếp các công việc tôi vừa gửi cho anh ta” trở thành “Lại là John kìa. Làm thế nào để tôi có thể hiểu anh ấy hơn mà không cần có sự đánh giá nào như lần đầu tôi tiếp xúc với anh ấy? 

4. Xây dựng thói quen lành mạnh 

Thực hành mindfulness tại nơi làm việc không chỉ đơn giản là luyện tập thiền như kiểm soát hơi thở, mà còn là luyện tập sự tập trung tâm trí vào mọi sự việc diễn ra trong thực tại và bước ra những mô hình suy nghĩ cũ mà chúng ta đã và đang xây dựng xuyên suốt cuộc đời. 

Mindfulness sẽ ngăn chặn các phản xạ có điều kiện không tích cực như việc hạn chế khám phá những tư tưởng mới và tiềm năng sáng tạo. Mỗi khi chúng ta phản ứng ngược với một thói quen như sử dụng điện thoại trong lúc đang trò chuyện cùng mọi người xung quanh hoặc phản ứng một cách phòng thủ đối với những lời nhận xét của đồng nghiệp, chúng ta sẽ nhận thức được những hạn chế về hành vi và suy nghĩ trong hoàn cảnh ấy. Theo đó, đây cũng là lúc chúng ta bắt đầu xây dựng một mô hình mới cho nhận thức. Và trong tương lai, chúng ta sẽ có khả năng vượt qua những mô hình nhận thức không hiệu quả và lỗi thời. 

Bằng cách này, mindfulness không chỉ dừng lại trong việc ảnh hưởng đến văn hóa từng cá nhân, nó còn là một phẩm chất dễ lan rộng để thay đổi văn hóa trong một tổ chức. Mindfulness không nhất thiết phải  tạo ra sự thay đổi một cách nhanh chóng và đột phá, Mindfulness sẽ giúp các cá nhân và tổ chức từng bước trở nên tốt hơn theo một cách đều đặn và bền vững.

Theo MINDFUL

 


 "Lãnh Đạo Tỉnh Thức / Mindful Leadership Program"  
là chương trình đào tạo giúp nhà lãnh đạo phát triển ba phẩm chất
cốt lõi của tâm trí 
Mindfulness (Tỉnh thức); Selflessness (Phụng sự) và
Compassion (Trắc ẩn). 
Từ đó lãnh đạo bản thân, người khác và
tổ chức của mình thành công vượt trội.

 

Chương trình được học trong 02 ngày  23 & 24/04/2022

Địa điểm: TP. Hồ Chí Minh

 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2025
Kết nối với chúng tôi