Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

LÀM SAO ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TRƯỚC MỌI THỬ THÁCH?

Khả năng phục hồi là một kỹ năng quan trọng giúp bản thân vượt qua những thách thức cho phép chúng ta thích nghi và phát triển trong bối cảnh đang thay đổi.

2 năm qua SIY đã tiến hành đã kiểm tra khả năng phục hồi của đội ngũ nhân viên trong các khía cạnh khác nhau bao gồm cả công việc và cuộc sống.

 

Khả năng phục hồi đòi hỏi tâm trí kiên định và sẵn sàng đương đầu đau khổ 

Vậy khả năng phục hồi là gì?

Khả năng phục hồi là khả năng đối phó và phục hồi sau nghịch cảnh, thách thức và khủng hoảng. Kỹ năng này rất cần thiết cho trí tuệ cảm xúc của con người vì nó giúp chúng ta phục hồi sau bất kỳ loại tổn thương thương từ những cuộc cạnh tranh nhỏ hoặc những trở ngại lớn thay đổi cuộc sống. Nó cũng giúp chúng ta xây dựng sự đồng cảm với những người khác cũng đang gặp khó khăn.

Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào chúng ta tăng cường khả năng phục hồi của mình trong thời điểm thách thức? Nghiên cứu được nêu dưới đây cho thấy rằng phát triển lòng trắc ẩn là chìa khóa để tăng khả năng phục hồi. Điều gì ví như nếu như tăng cường cơ bắp hay học một sở thích mới, ta có thể rèn luyện bản thân để bình tĩnh hơn khi đối mặt với đau khổ của người khác?

Đây cũng là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin Madison đặt ra trong một nghiên cứu gần đây.  Những nghiên cứu của họ cho thấy rằng chỉ cần hai tuần luyện tập  thiền định sẽ có thể thay đổi cách mọi người phản ứng với sự đau khổ của người khác.

Mặc dù nghiên cứu này được ứng dụng cho những người làm những công việc thường phải trải qua sự căng thẳng cao như cơ quan thực thi pháp luật, nhân viên y tế, nhưng cũng có thể ứng dụng đối với những nhóm người ở các vị trí công việc thường phải vật lộn với nhiều thách thức trong khi vẫn cố gắng cân bằng công việc, gia đình và các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Từ những khó khăn do biến động năm 2019 gây ra đến cuộc đấu tranh liên tục vì công bằng chủng tộc, đến cuộc chiến ở Ukrainethật khó khăn đối với tất cả chúng ta và thật khó để duy trì khả năng phục hồi trong một bối cảnh hỗn loạn và không chắc chắn.

Rèn luyện lòng trắc ẩn sẽ giúp kiên cường đối mặt với khó khăn

Trong một nghiên cứu gồm 24 người tham gia được yêu cầu thực hành 30 phút thiền định hoặc đánh giá lại bản thân (sắp xếp lại các sự kiện căng thẳng để giảm bớt cảm xúc tiêu cực) mỗi ngày một lần trong hai tuần. Nhóm người đã thực hành cái thường được gọi là thực hành từ bi, một thực hành chánh niệm đơn giản liên quan đến việc hướng những lời chúc tốt đẹp và lòng biết ơn đối với mọi người xung quanh cũng như chính bản thân chúng ta. Thực hành này thường tập trung đi vào bên trong với bản thân mình, sau đó chuyển sang những người thân yêu và cuối cùng là hướng tới những người mà chúng ta không biết. Loại thực hành này hơi giống như tập luyện thân thể, tăng "chất lượng" các mối quan hệ bằng cách mở rộng lòng biết ơn.

Trước và sau khóa đào tạo kéo dài hai tuần, tất cả những người tham gia đều được quét tâm trí. Trong máy quét, họ đã đánh giá phản ứng của người tham gia với những hình ảnh của người đau khổ. Đối với người đã học được lòng nhân từ đã hướng lòng trắc ẩn đến các cá nhân, họ sẽ xuất hiện những suy nghĩ như "Cầu mong người này được hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ" trong khi nhóm còn lại đánh giá lại tình huống với cách nghĩ "Người này chỉ diễn và không thực sự đau khổ."

Kết quả được đưa ra thông qua công nghệ theo dõi mắt, trong đó lưu ý nơi mọi người tập trung vào một hình ảnh, cho dù đó là nhìn vào các khu vực hình ảnh ít cảm xúc nhất hay trực tiếp vào người đau khổ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh điều này với thời gian dành cho việc xem xét các địa điểm có liên quan đến xã hội (tức là khuôn mặt) trong các bức ảnh trung tính.

Nhóm thực hành thiền yêu thương có xu hướng nhìn thẳng hơn vào những hình ảnh đau khổ và cho thấy g các lĩnh vực của não liên quan đến đau khổ về cảm xúc sẽ ít được kích hoạt hơn. Những kết quả này cho thấy rằng việc rèn luyện lòng trắc ẩn có thể giúp con người bình tĩnh hơn khi đối mặt với đau khổ.

Tăng cường khả năng phục hồi

Khả năng phục hồi đòi hỏi tâm trí kiên định và sẵn sàng đương đầu đau khổ hơn là quay lưng lại với nó. Như nhà thơ Robert Frost đã nói, "lối thoát tốt nhất luôn là bước qua nó" Tăng khả năng của chúng ta để đối mặt với nỗi đau khổ của người khác với lòng trắc ẩn sẽ củng cố khả năng đối phó với những thách thức trong cuộc sống của chính chúng ta với khả năng phục hồi.

Bên cạnh khả năng phục hồi, tính linh hoạt và khả năng thích ứng là những tính quan trọng nhất để vượt qua thách thức. Rèn luyện đức tính tích cực này sẽ phát triển khả năng phục hồi cũng như tư duy cởi mở của bạn trong các tình huống khó khăn.

Ngoài ra, dành thời gian để thực hành thiền yêu thương là cần thiết để nuôi dưỡng bản thân, hỗ trợ hạnh phúc và khả năng đương đầu trong những tình huống khó khăn.

Hãy dành thời gian viết ra với chính mình "Lòng trắc ẩn là một nguồn lực cho sự kiên cường, và bạn cũng xứng đáng với lòng trắc ẩn của chính mình như những người khác". Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt lớn từ bên trong khi đối mặt với bất kỳ thử thách trong cuộc sống.

Theo SIY Global

 

 


 "Lãnh Đạo Tỉnh Thức / Mindful Leadership Program"  
là chương trình đào tạo giúp nhà lãnh đạo phát triển ba phẩm chất
cốt lõi của tâm trí 
Mindfulness (Tỉnh thức); Selflessness (Phụng sự) và
Compassion (Trắc ẩn). 
Từ đó lãnh đạo bản thân, người khác và
tổ chức của mình thành công vượt trội.

 

 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi