Sự nhiệt huyết đánh thức bạn dậy vào buổi sáng, nó là nhiên liệu giúp bạn làm việc hăng say và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.Lòng trắc ẩn là điều bạn mang đến cho mọi người. Đó là biểu thị của sự quan tâm và chu đáo.
Mặc dù hai khái niệm này có thể không dành được sự quan tâm như nhau trong các cuộc thảo luận về lãnh đạo, nhưng chúng có tầm quan trọng ngang bằng nhau. Khi bàn về việc lãnh đạo, sự nhiệt huyết được nhắc đến thường xuyên nhưng đa số được diễn đạt một cách trừu tượng như là “nhiệt huyết với công việc”, “nhiệt tình với kết quả đạt được”.
Ngược lại, lòng trắc ẩn thường bị xếp ở phía sau. Nó được coi như một thuộc tính “có thì tốt”, nhưng hiếm có nhà lãnh đạo nào công khai nói về điều này trước công chúng. Thực tế, nếu bạn muốn mang lại cho mọi người sự nhiệt tình, chẳng hạn bạn sử dụng nó như đòn bẩy để tập hợp nhóm làm việc của mình nhằm giành được những kết quả lâu dài, thì bạn cũng phải làm điều tương tự với lòng trắc ẩn. Đó là việc nhìn nhận và thể hiện niềm tin của bạn đối với điều mà mọi người quan tâm.
Lãnh đạo bằng nhiệt huyết và lòng trắc ẩn
Để duy trì sự nhiệt huyết
1. Đặt ra mục tiêu lớn
Những người yêu thích công việc thường có mong muốn chiêm ngưỡng những thành quả mà họ đã đạt được. Bằng việc đặt ra một mục tiêu lâu dài, bạn sẽ thúc đẩy những người có động lực làm việc cố gắng hết sức mình. Sự theo đuổi mục tiêu này cũng sẽ rất phù hợp với niềm đam mê của họ.
2. Khơi gợi được ngọn lửa
Thường xuyên đưa ra những góp ý để mọi người biết họ đang đứng ở đâu. Khi họ đi lệch mục tiêu, hãy chỉ cho họ đường quay lại. Như vậy, họ có thể đem sự nhiệt huyết vào việc giúp cả đội cùng đạt được mục tiêu.
3. Đánh giá kết quả.
Những người nhiệt huyết luôn mong muốn được biết điều họ làm có ý nghĩa như thế nào. Hãy chỉ cho họ thấy rằng họ đang làm những việc đem lại lợi ích đối với mục tiêu. Và với bất cứ cách đánh giá nào, hãy công bố công khai điều đó.
Để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn
1. Hướng dẫn thường xuyên
Quản trị là quá trình giúp người khác tiến đến thành công, cụ thể hơn là đưa họ tới vị trí mà họ có thể thành công. Hãy cho họ những chỉ dẫn. Đó là điểm mà ở đó lòng trắc ẩn cũng giống với việc “khơi dậy ngọn lửa nhiệt thành”.
2. Đặt con người lên trên hết
Hãy tìm cách để biến khái niệm này thành hành động. Đặt ra những chính sách quản trị nhân sự thân thiện đối với những trường hợp nghỉ ốm, nghỉ sinh con hay chăm sóc người già.
Cân nhắc những lịch trình linh hoạt. Tìm cách thu xếp với những người muốn làm việc bán thời gian, ví dụ những nhân viên có con nhỏ.
3. Ủng hộ sự tự nguyện
Hãy cho mọi người biết rằng tổ chức của bạn sẽ cống hiến thời gian và sức lực đối với những hoạt động đành cho cộng đồng. Có thể đó là hoạt động dành cho trường học địa phương, nhà tình nghĩa cho những người không nơi nương tựa hay một số hoạt động trợ giúp khác.
Tuy nó thật tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Điều bạn có thể làm đôi khi chỉ đơn giản là nhận ra nhu cầu của cộng đồng và cam kết để thực hiện nó.
Sự nhiệt huyết thường xuyên là chủ động. Đó chính là sự hăng hái mà chúng ta cảm nhận được khi chúng ta làm những điều chúng ta thích và khi chúng ta nhìn thấy những ảnh hưởng tích cực của nó lên cả đội và chính bản thân chúng ta.
Ngược lại, lòng trắc ẩn phải được nuôi dưỡng từ bên trong. Tuy nhiên nó sẽ không thể gây ra ảnh hưởng cho đến khi bạn tác động lên người khác.
Sẽ không phải là lòng trắc ẩn nếu như bạn không bao giờ làm bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Lúc này, tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng đối với cả sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn.
Điều đó có nghĩa là bạn phải thúc đẩy nhưng những người nhiệt tình luôn gắn bó với thành quả mà họ đã cố gắng đạt được.
Chưa trình được hoc trong 02 ngày 16 & 17/05/2020 tại TP.HCM. |