Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

CHIẾN LƯỢC GIÚP ĐỘI NGŨ VƯỢT QUA TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NƠI LÀM VIỆC

Các tổ chức trên toàn thế giới phải đối mặt với một thách thức chung - sự kiệt sức và căng thẳng của nhân viên. Theo một cuộc khảo sát đầu năm 2020 của Gallup, 76% nhân viên bị kiệt sức và vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định kiệt sức trở thành "hiện tượng nghề nghiệp", do mức độ yếu kém trong việc quản lý căng thẳng tại nơi làm việc. Tuy nhiên, các yếu tố gây căng thẳng dẫn đến kiệt sức đã tăng lên trong năm qua. Tại Hoa Kỳ, nơi có trụ sở chính của SIY Global, một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy các triệu chứng lo âu đã tăng gấp ba lần và trầm cảm đã tăng gấp bốn lần vào năm 2020 trong một nhóm gần 6.000 người tham gia so với năm 2019. Nói chung trong vài năm qua, chúng ta đã phải đối mặt với một biến động toàn cầu, bất ổn kinh tế và xã hội. Mặc dù thường được kích hoạt bởi căng thẳng tại nơi làm việc, kiệt sức cũng có thể xuất hiện để đáp ứng với các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài khác.

 

Kiệt sức không xảy ra ngay lập tức; nó nằm dưới bề mặt của sự lo lắng và căng thẳng công việc thường xuyên

Nghiên cứu tại Đại học Stockholm về căng thẳng tại nơi làm việc và ảnh hưởng của kiệt sức lên não cho thấy những người tham gia trải qua các triệu chứng kiệt sức sẽ không có khả năng điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Hình ảnh từ fMRI của bộ não của những người tham gia này cho thấy kết nối yếu hơn đáng kể giữa cảm xúc và khả năng xử lý căng thẳng so với nhóm khác. Nghiên cứu này chỉ ra rằng kiệt sức làm cho con người bị ảnh hưởng với các yếu tố gây căng thẳng hàng ngày, dẫn đến các tình trạng như lo lắng và trầm cảm nếu không được giải quyết triệt để.

Chúng ta sống trong một thế giới 'VUCA' (Biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ) phát sinh những thách thức liên tục. Các cá nhân tổ chức nên sử dụng các chiến lược mới để giải quyết tình trạng kiệt sức và tăng cường khả năng phục hồi cá nhân và tập thể để điều hướng những thách thức phía trước - và nâng cao trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết.

Hai lĩnh vực cần quan sát khi giải quyết tình trạng kiệt sức: (1) khả năng tự điều chỉnh và xây dựng khả năng phục hồi của cá nhân và (2) văn hóa tổ chức, chính sách và lãnh đạo có thể góp phần giải quyết tình trạng kiệt sức.

Nhà lãnh đạo cần làm gì?

1. Phát triển sự tự nhận thức để xác định các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức.

Kiệt sức không xảy ra ngay lập tức; nó nằm dưới bề mặt của sự lo lắng và căng thẳng công việc thường xuyên. Đôi khi, thật khó để nhận ra các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, hoặc chúng ta nhận thấy chúng và cố gắng lơ chúng đi, cuối cùng dẫn đến kiệt sức. Một chiến lược quan trọng để giảm thiểu vấn đề này là xác định những dấu hiệu kiệt sức trong cơ thể của bạn.

Dấu hiệu kiệt sức:

●      Cảm giác kiệt sức hoặc cạn kiệt năng lượng

●      Cảm xúc tiêu cực hoặc hoài nghi về công việc

●      Hiệu suất kém

Thực hành như kiểm tra cơ thể, tăng nhận thức cảm xúc của bản thân sẽ  giúp bạn xác định khi cảm thấy căng thẳng và tìm ra hướng giải quyết nó trong thời điểm xảy ra. Cảm xúc của chúng ta mang dữ liệu thiết yếu; nó cho chúng ta biết khi nào chúng ta đã đạt đến giới hạn căng thẳng của mình và cảnh báo chúng ta trước khi vượt qua ranh giới đó. Một vài khoảnh khắc nhận thức sẽ giúp bạn đẩy nhanh thời gian hồi phục do kiệt sức kéo dài.

2. Nghỉ ngơi (và tối ưu hóa).

Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng bằng cách tối ưu hóa thời gian nghỉ ngơi dài và ngắn sẽ hỗ trợ cơ thể duy trì năng lượng bền vững.

3. Kết nối lại với mục tiêu và động lực của bạn.  

Nếu bạn cảm thấy kiệt sức, đây có thể là một cơ hội giá trị để xem xét mục tiêu và động lực của bạn cho công việc và cuộc sống. Khi bạn thiếu cảm hứng, điều cần thiết là phải hiểu lý do và tìm một nguồn động lực nội tại hoặc bên ngoài bền vững giúp lấy lại cảm hứng cho bản thân. Đánh giá lại "tại sao" của bạn, cũng như Ikigai của bạn và "lý do tồn tại" của bản thân. Xác định lý do bạn thức dậy vào buổi sáng và dành thời gian và năng lượng làm việc mỗi ngày là gì?

Hãy thử thực hành với một người bạn hoặc đồng nghiệp và suy nghĩ về những câu hỏi này: "Nguồn cảm hứng của bạn là gì? Lần cuối cùng bạn cảm thấy được truyền cảm hứng là khi nào? Làm thế nào bạn có thể kết nối đầy đủ hơn với các nguồn cảm hứng trong công việc và cuộc sống của bạn?" Ngoài ra, bạn có thể biến nó thành một bài tập viết nhật ký để giúp bạn khám phá động lực sẽ hỗ trợ khả năng phục hồi của bạn.

Tổ chức của tôi có thể làm gì?

Theo một bài báo của Harvard Business Review năm 2019, căng thẳng tại nơi làm việc khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hơn 500 tỷ USD mỗi năm, và đó là trước biến động. Có những lợi thế ngoài sức khỏe của nhân viên đối với một tổ chức tập trung nguồn lực và thời gian để giảm bớt sự kiệt sức giai đoạn đầu. Mặc dù nhiều tổ chức biết điều này và đang tích cực thực hiện các biện pháp để giảm kiệt sức thông qua lập trình hạnh phúc và khả năng phục hồi (tập trung vào cá nhân), nhiều người đã bỏ lỡ một yếu tố quan trọng; tái tạo cơ cấu của tổ chức và cách các đội nhóm góp phần vào giải quyết tình trạng sự kiệt sức.

Christina Maslach, tác giả của "Sự thật về kiệt sức", là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về vấn đề này Cô nói rằng các tổ chức tập trung quá mức vào từng cá nhân khi đi tìm nguyên nhân của sự kiệt sức. Trong thực tế, tổ chức và bộ máy lãnh đạo có vai trò quan trọng để cải thiện tình trạng kiệt sức trong nhân viên của họ.

1. Phản ánh và xác định các lĩnh vực tiềm năng cải thiện.

Trong một podcast HBR, Christina Maslach đã xác định sáu lĩnh vực trong cấu trúc tổ chức và phong cách quản lý có thể góp phần vào giải quyết vấn đề về sự kiệt sức:

●      Khối lượng công việc

●      Phong cách quản lý

●      Phần thưởng / Phản hồi tích cực

●      Giá trị cộng đồng

●      Sự công bằng

●      Các giá trị cốt lõi

Nếu nhân viên của bạn cảm thấy kiệt sức, điều quan trọng là bạn phải dành một chút thời gian để suy nghĩ về môi trường làm việc. Các điều kiện, chính sách và thực tiễn hiện tại có hỗ trợ nhân viên phát triển mạnh không? Hoặc, các điều kiện hiện tại có góp phần vào sự căng thẳng và kiệt sức của họ không?

Phản ứng với sự kiệt sức là để chữa lành cá nhân - cho họ thời gian nghỉ ngơi, cung cấp các lớp học yoga hoặc khuyến khích họ bắt đầu thực hành chánh niệm. Tuy nhiên, những 'giải pháp' này chưa đủ để giải quyết được nguồn gốc của căng thẳng. Thành lập chu chu kỳ chữa lành gồm 'làm việc-căng thẳng-kiệt sức-nghỉ ngơi' để hỗ trợ hạnh phúc của nhân viên. Một phương pháp về "khen thưởng / phản hồi tích cực" sẽ đảm bảo rằng nhân viên biết khi nào họ làm tốt. Thừa nhận họ công khai hoặc riêng tư cho những nỗ lực và thành tựu của họ. Một cách tiếp cận thông minh về mặt cảm xúc có thể giúp các nhà lãnh đạo nâng cao sự tự nhận thức và phát triển sự đồng cảm để hỗ trợ giải quyết các vấn đề và giúp nhân viên phát triển mạnh mẽ.

2.Cung cấp cho nhân viên các công cụ để phát triển mạnh mẽ

An toàn tâm lý là yếu tố quyết định số một cho sự thành công của một đội ngũ, theo nghiên cứu tại Google. Trong nhiều nhóm, nỗi sợ phán xét sẽ ngăn cản sự chia sẻ của nhân viên về vấn đề căng thẳng và sẽ hiếm khi có những cuộc trò chuyện trung thực về việc cải thiện động lực đội ngũ. Khi các nhà lãnh đạo xây dựng một môi trường dựa trên sự tin tưởng và an toàn tâm lý, các thành viên trong nhóm cảm thấy an toàn để thể hiện bản thân, chia sẻ ý tưởng mà không sợ hậu quả.  

Nguồn: SIY Global

 

"Lãnh Đạo Từ Bên Trong / Search Inside Yourself" (SIY) 
 là chương trình đào tạo danh tiếng thế giới; dựa trên nền tảng của 
Khoa học não bộ; Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness

được sinh ra tại Google và nay phổ biến khắp toàn cầu.

 

 Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi