Mindful Leadership Việt Nam - PACE-MLV

5 CÁCH MINDFULNESS GIÚP CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN

Tỉnh thức là một “thái độ sống” giúp bạn cởi mở hơn, trắc ẩn hơn và tự nhận thức về bản thân mình tốt hơn. Thái độ ấy giúp chúng ta điều hướng sự chú tâm của mình khỏi những suy nghĩ tiêu cực, phán xét và vô thức, cho phép bản thân sống với hiện tại và kết nối với mọi thứ đang xảy ra ngay bây giờ.

Dựa trên các nghiên cứu về khoa học não bộ đã chỉ ra 05 cách mà Mindfulness có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn.


1. Mindfulness làm tăng sự tập trung

Phần lớn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy khó chịu khi người đối diện cứ liên tục kiểm tra email, dán mắt vào màn hình điện thoại, tin nhắn hoặc lo âu về công việc thay vì thật sự dành thời gian cho nhau.

Mindfulness giúp thay đổi vùng não liên quan đến định hướng sự chú tâm và tập trung. Từ đó, ta có thể nhận biết được khi nào bản thân xao nhãng và chú tâm lại vào những gì người khác đang nói, giúp ta hiểu hơn về cảm xúc và nhu cầu của họ.

2. Làm giảm những phản ứng cảm xúc mang chiều hướng tiêu cực

Các nghiên cứu chứng minh thực hành Mindfulness từ 8 – 10 tuần giúp thay đổi vùng não quản lý cảm xúc. Vùng não Amygdala là một phần nhỏ, có hình dạng như hạt hạnh nhân, có khả năng bật tắt chế độ “chiến, chạy hay tê liệt”. Từ đó ta tự động giảm cảm xúc hoặc bắt đầu tấn công họ với lời lẽ hoặc hành động tức giận.

Mindfulness giúp làm co thể tích của Amygdala, làm vùng não ấy không còn chiếm quá nhiều quyền điều khiển cảm xúc của chúng ta nữa. Điều này cũng giúp các mối quan hệ xung quanh thoát ra khỏi vòng lặp tiêu cực mang tính phá hủy như tranh cãi không hồi kết hoặc có khoản cách về mặt cảm xúc.

3. Giúp tăng cường khả năng điều tiết cảm xúc

Các nghiên cứu cũng chứng minh thực hành Mindfulness giúp tăng cường vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex) cũng như mối liên kết của vùng võ não trước trán và Amygdala. Vùng vỏ não trước trán là trung tâm vận hành chức năng bật cao của con người và nó sẽ gửi tín hiệu đến Amygdala nói rằng mọi việc đang tốt và không có gì đáng lo cả.

Nên mỗi khi chúng ta mất kiểm soát hoặc muốn rời khỏi một cuộc nói chuyện căng thẳng, một phần trong ta sẽ nói “dừng lại! Việc này không giúp ích gì cả” và từ đó giúp chúng ta tập trung giải quyết mâu thuẫn của đôi bên.

4. Mindfulness cải thiện khả năng tự nhận thức

Thực hành Mindfulness dẫn đến sự thay đổi trong Vùng Vành Cung Vỏ Não Trước Trán (Anterior Cingulate Cortex) có liên kết với sự cảm nhận về cái “tôi” và quản trị cảm xúc.

Từ đó Mindfulness giúp chúng ta quan sát được những khuôn mẫu hành vi tiêu cực của chính mình rồi tái định hướng sự chú tâm vào việc chúng ta muốn hành động như thế nào và những giá trị nền tảng của chúng ta là gì. Điều này giúp mỗi cá thể ngăn chặn hành động theo hướng phá hủy hoặc thao túng đối phương.

5. Mindfulness giúp chúng ta đồng cảm sâu sắc với người khác

Và cuối cùng, Mindfulness cũng thay đổi vùng não Insula, một phần não liên quan đến khả năng đồng cảm và lòng trắc ẩn. Khả năng này có thể giúp chúng ta hiểu hơn về quan điểm, cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Khi chúng ta giao tiếp với họ, thay vì giận dữ và kiểm soát họ, ta có thể làm cuộc trò chuyện chuyển hướng tích cực. Mindfulness tạo cơ hội tiếp cận, tương tác hiệu quả thay vì đi theo lối mòn tư duy tránh né.

Theo Psychologytoday.com

 


Là chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực
 “Lãnh Đạo Tỉnh Thức / Mindful Leadership”; dựa trên nền tảng
 của Khoa học não bộ, Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness;
được sinh ra tại Google, phổ biến khắp toàn cầu và nay đã có mặt tại Việt Nam.

 

Chương trình được học trong 02 ngày 27 & 28/03/2020 tại TP.HCM

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá kho học liệu phong phú bao gồm: các bài viết, video sâu sắc
và công cụ thực hành về chủ đề mindfulness và phát triển lãnh đạo.
PACE-MLV ©Copyright 2024
Kết nối với chúng tôi